Bậc dinh dưỡng phân số Bậc dinh dưỡng

Cá voi sát thủđộng vật ăn thịt đầu bảng nhưng chúng được chia ra thành những nhóm riêng biệt săn những con mồi riêng biệt, có thể là cá ngừ, cá mập nhỏ hoặc hải cẩu.

Lưới thức ăn định nghĩa một phần lớn hệ sinh thái, và các bậc dinh dưỡng thì định nghĩa vị trí của các sinh vật bên trong lưới. Nhưng những bậc dinh dưỡng này không phải bao giờ cũng là số nguyên đơn thuần, bở vì các sinh vật thường ăn ở nhiều hơn một bậc dinh dưỡng.[7][8] Ví dụ, một số loài ăn thịt cũng ăn thực vật, và một số thực vật lại là loài ăn thịt. Một động vật ăn thịt lớn có thể ăn cả động vật ăn thịt nhỏ hơn hoặc động vật ăn cỏ; linh miêu đuôi cộc ăn thỏ, nhưng sư tử núi ăn cả linh miêu đuôi cộc và thỏ. Các loài động vật cũng có thể ăn lẫn nhau; ếch ương beo ăn tôm hùm đất và tôm hùm đất lại ăn ếch ương beo con. Thói quen ăn uống của một loài vật khi còn nhỏ, và do đó, cả bậc dinh dưỡng của nó, có thể thay đổi khi nó lớn lên.

Nhà khoa học thủy sản Daniel Pauly đặt giá trị của bậc dinh dưỡng là một trong thực vật và mùn bã, hai trong động vật ăn cỏ và sinh vật ăn mùn bã (sinh vật tiêu thụ bậc 1), 3 trong sinh vật tiêu thụ bậc 2, và cứ tiếp tục như vậy. Định nghĩa của bậc dinh dưỡng, được ký hiệu là TL (Trophic Level), đối với bất kỳ loài tiêu thụ nào sẽ là:[5]

T L i = 1 + ∑ j ( T L j ⋅ D C i j ) {\displaystyle TL_{i}=1+\sum _{j}(TL_{j}\cdot DC_{ij})\!}

trong đó T L j {\displaystyle TL_{j}} là bậc dinh dưỡng phân số của con mồi j,và D C i j {\displaystyle DC_{ij}} đại diện cho phân số của j trong khẩu phần ăn của i.

Trong trường hợp đối với các hệ sinh thái dưới nước, bậc dinh dường của hầu hết các loài cá và sinh vật tiêu thụ dưới nước khác thì có giá trị từ 2,0 đến 5,0. Giá trị bên trên, 5,0, thì bất thường, kể cả với cá lớn,[9] mặc dù nó xuất hiện trong các động vật có vú dưới nước là loài săn mồi đầu bảng, ví dụ như gấu bắc cực và cá voi sát thủ.[10]

Ngoài các nghiên cứu quan sát về hành vi động vật và việc tính các thứ chứa trong dạ dày động vật ra, bậc dinh dưỡng có thể được tính thông qua phân tích đồng vị bền của mô động vật ví dụ như , da, lông, collagen xương. Đó là bởi vì có những sự tăng liên tục trong thành phần đồng vị nito ở mỗi bậc dinh dưỡng được tạo ra bởi quá trình chiết phân đoạn xảy ra với sự tổng hợp phân tử sinh học; mức độ của sự tăng thành phần đồng vị nito này là xấp xỉ 3–4‰.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bậc dinh dưỡng http://dev.fmap.dal.ca/ramweb/papers-total/Branch%... http://www.nature.com/nature/journal/v275/n5680/ab... http://uwo.academia.edu/PaulSzpak/Papers/1216885/H... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2596898 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2901455 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18198148 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20566867 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21085178 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9452385 //dx.doi.org/10.1006%2Fjmsc.1997.0280